Màn trập/cửa chớp điện tử và cơ học:
Đọc nhanh:
. Nếu không rành/chắc chắn, hãy cài máy ở màn trập cơ (hoặc tự động chuyển chế độ màn trập) và vui chụp.
. màn trập điện tử:
Tốc độ màn trập nhanh hơn lên tới 1/32.000 giây.
Hoạt động hoàn toàn im lặng.
Máy ảnh không rung.
Hiệu ứng kỳ lạ với chuyển động và dưới ánh sáng nhấp nháy.
Không dùng flash được.
. màn trập cơ:
Đóng băng các đối tượng chuyển động nhanh.
Có thể sử dụng đèn nháy.
Không im lặng.
Những rung động nhỏ có thể làm hỏng độ sắc nét quan trọng ở tốc độ màn trập dài.
Tốc độ màn trập tối đa chỉ 1/8000 giây.
bài đọc 5 phút:
Màn trập của máy hình làm nhiệm vụ gì? Nó cho ánh sáng lọt vô cảm biến máy hình để tạo ảnh.
. màn trập cơ học có 2 loại:
a. màn trập mặt phẳng tiêu điểm: gồm hai tấm màn kim loại hình chữ nhật hoạt động cùng nhau
b. màn trập lá: X100 series sử dụng cửa chớp lá – tức là các lá kim loại giống hệt nhau được sắp xếp hình tròn, mở và đóng theo cách tương tự như khẩu độ ống kính. Mặc dù cửa chớp lá không cho phép tốc độ nhanh như cửa chớp mặt phẳng tiêu cự, nhưng chúng cung cấp khả năng đồng bộ hóa flash ở mọi tốc độ và hoạt động rất yên tĩnh.)
. màn trập điện tử: bật & ngắt điện vô cảm biến -> hai ưu điểm chính:
a. nó hoàn toàn im lặng và hoàn toàn không bị rung. Điều này thật tuyệt khi bạn muốn thực sự kín đáo (chụp ảnh đường phố, sự kiện, v.v.) hoặc:
b. khi bạn phơi sáng và muốn tránh hoàn toàn khả năng máy ảnh bị rung.
Cửa chớp điện tử cũng có thể cung cấp tốc độ cửa trập nhanh hơn nhiều (lên đến 1/32.000 giây) và tốc độ chụp liên tục (lên đến 30 hình/giây trên một số máy ảnh Fuji)
*** Đối tượng chuyển động và màn trập điện tử
Khi chụp ảnh các cảnh chuyển động nhanh, thường có thời gian để đối tượng di chuyển nhẹ khi màn trập điện tử đóng từng hàng một và điều này có thể gây ra một số hiệu ứng trông khá lạ. Ví dụ, các cánh quạt trên máy bay dường như bị uốn cong và bánh xe trên những chiếc ô tô đang di chuyển nhanh có thể trông giống hình bầu dục. Bạn cũng sẽ nhận thấy các vấn đề trong hậu cảnh của ảnh được chụp bằng kỹ thuật máy ảnh di chuyển lia máy.
-> Khi nói đến hành động, cửa chớp cơ học vẫn hoạt động tốt nhất, vì chúng đóng băng chuyển động một cách hiệu quả tại cùng một thời điểm ở mọi nơi trong khung hình.
*** Ánh sáng nhấp nháy và cửa chớp điện tử
Đối với máy ảnh hoạt động ở chế độ màn trập điện tử, ánh sáng nhấp nháy có thể sáng nhất khi hàng 1 và 2 của cảm biến được đọc và tối nhất khi hàng 3 và 4 được đọc. Khi hành vi này tiếp tục đi xuống toàn bộ chiều cao của cảm biến, sẽ xảy ra mô hình dải tối-sáng-tối-sáng.
Đây cũng là lý do không thể sử dụng đèn flash với cửa chớp điện tử: chùm đèn flash quá ngắn nên sẽ không chiếu sáng cảnh đủ lâu để đọc được tất cả các vạch trên cảm biến.
Nếu bạn thấy có sọc ngang trong ảnh của mình, bạn nên kiểm tra xem mình có đang sử dụng màn trập điện tử hay không rồi chuyển sang chế độ cơ học.
*** Tốt nhất là…?
Trên một số máy ảnh của chúng tôi (Fujifilm), bạn có thể tìm thấy chế độ màn trập kết hợp được gọi là Màn trập rèm phía trước điện tử (EF). Điều này sử dụng một màn trập điện tử để bắt đầu phơi sáng (giải thích 1 chút: từ exposure được dịch là phơi sáng, dù có là chụp nhanh hay lâu, nhưng người VN hay dùng từ phơi sáng này với nghĩa nghiêng về tốc độ màn trập lâu hơn) – do đó tránh rung máy – và một màn trập cơ học để kết thúc phơi sáng, giúp tránh các hiệu ứng chuyển động và nhấp nháy.
Theo nhiều cách, đây là sự cân bằng lý tưởng giữa cửa chớp điện tử và cơ khí, đồng thời kết hợp một số ưu điểm của cả hai – mặc dù không phải tất cả. EF không im lặng, giống như màn trập điện tử, và không cung cấp cùng tốc độ màn trập siêu cao. Nó cũng không thể được sử dụng với đèn flash – vì, cơ khí mà.
(bài viết dịch sương sương từ Fujifilm)