Hướng dẫn

Tăng Dynamic range (DR) trong hình của bạn

bài gốc: https://fujifilm-x.com/en-gb/learning-centre/boost-dynamic-range-in-your-images/.


Ráng thu được hết phần sáng nhất cũng như tối nhất của tấm hình, để giữ lại chi tiết và kết cấu hình, nói chung là khó, nhưng có nhiều cách để làm cho độ tương phản của cảnh phù hợp với phạm vi động của máy ảnh của bạn.

Trong nhiếp ảnh, dải sống động (dynamic range) là phần trải dài từ vùng tối nhất tới sáng nhất mà mình vẫn thấy được chi tiết. Để số hóa chuyển này thì mắt người có thể phát hiện các chi tiết trong vùng sáng và vùng tối cách nhau khoảng 20 stops (hoặc 1 triệu lần) về độ sáng. Tuy nhiên, với máy ảnh kỹ thuật số thì chỉ khoảng 12 đến 14 stops của dải sống động (khoảng 4.000-16.000 lần).

Thành ra sẽ khó chọn ở chỗ: hoặc bạn đo thiếu sáng, để lấy chi tiết ở vùng sáng, và tất nhiên hậu quả là mất chi tiết ở vùng tối; hoặc đo dư sáng để giữ chi tiết vùng tối, và chấp nhận mất chi tiết vùng sáng. Vậy thì làm sao để vẹn cả đôi đường?
-> gia giảm độ tương phản của cảnh đang chụp để phù hợp với DR của máy; hoặc mở rộng DR của máy để khớp với khung cảnh.

Phương pháp 1: thay đổi khung cảnh
. Xài tấm hắt sáng, hoặc bù flash để tăng sáng cho vùng tối (shadows); khi đó vùng này sẽ có độ sáng gần bằng vùng sáng (highlights), và vẫn nằm trong DR của máy. Tất nhiên là chiêu này chỉ xài được trong phạm vi nhỏ: chụp chân dung thì dễ, chứ phong cảnh thì có vẻ bất khả.
. Tấm tản sáng cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ khi chụp hình chân dung ở điều kiện tương phản cao. Tấm sẽ làm mềm ánh sáng cứng, giảm độ sáng của highlights xuống gần shadows hơn.

Phương pháp 2: thay đổi trong máy chụp hình
. Cách dễ nhất là xài cài đặt DR sẵn có trong menu Chất lượng hình ảnh (hoặc nhấn nút Q). Mặc định là 100%; tăng lên 200% thì bạn sẽ có thêm 1 stop DR, 400% thì 2 stops.
Để đạt được 200% hoặc 400% thì bạn cần xài mức ISO cao hơn 1 hoặc 2 stops so với ISO nền (VD ISO thấp nhất của máy bạn là 200 – > bạn cần set ISO 800 cho DR 400%. DR auto = máy tự chọn 100 200 hoặc 400%
Cái này quan trọng nè: ở máy hình Fujifilm, DR làm việc theo kiểu đo thiếu sáng (có chủ đích) tấm hình, để giữ chi tiết highlight, sau đó tăng độ sáng shadow (trong quá trình dữ liệu cảm biến được bộ xử lý hình ảnh chuyển đổi thành file JPEG).

. Cách nữa là xài DR bracketing. Vô Setting Shooting – > Drive (thiết lập chụp – > cài đặt ổ đĩa)

Ở 1 vài máy đời sau này, còn có thêm chức năng D Range Priority. Cái này nó xài cài đặt DR như trên, kết hợp với cài đặt Highlights and Shadows trong máy để giữ lại chi tiết ở những vùng gặp vấn nạn.

(Phần sau ae coi thêm bản tiếng Anh nhe, lu bu quá mình không dịch hết, hic, cần lắm những người ae cùng chung chi hướng: chia sẻ & nâng tầm cho cộng đồng nhiếp ảnh VN)

Shares:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *